Cách bố trí nhà vệ sinh để không rước họa vào người

Cùng với những phòng chức năng khác, bố trí nhà vệ sinh cũng được con người đặc biệt chú trọng quan tâm trong khoảng thời gian gần đây. Nếu bạn vẫn chưa biết nên bắt đầu từ đâu, lựa chọn hướng nào cho phù hợp, màu sắc như thế nào thì hợp mệnh của mình,… Thì chắc chắn không nên bỏ qua bài viết dưới đây. Trong bài viết mà Kiến Trúc Nhà Phố gửi đến bạn đọc hôm nay, chúng tôi đã cẩn thận chắt lọc và kèm thêm nhiều thông tin cụ thể, hữu ích và chủ đề này. Nào, cùng theo dõi nhé!

Bố trí nhà vệ sinh có ý nghĩa gì đối với đời sống

Trước khi tìm hiểu cách bày trí phòng vệ sinh hợp phong thủy, bạn cần hiểu rõ được nhà vệ sinh có ý nghĩa gì với đời sống con người. Theo đó, nhà vệ sinh được đánh giá là khu vực có công năng không thể thiếu trong bất kỳ công trình nhà ở nào. Mặc dù chỉ là không gian phụ, không được nhiều người chú trọng trong thiết kế nội thất, thế nhưng nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Phong thủy nhà vệ sinh có ý nghĩa gì đối với đời sống
Bố trí nhà vệ sinh có ý nghĩa gì đối với đời sống

Phòng vệ sinh cùng với các phòng chức năng khác như phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp,… tạo thành một tổng thể thống nhất hoàn chỉnh cho ngôi nhà. Điều đó cho thấy rằng nếu căn nhà không có phòng vệ sinh sẽ trở nên kém trọn vẹn, hoàn hảo. Hay nói đúng hơn, phòng vệ sinh là phòng cần thiết, phòng cơ bản mà ngôi nhà nào cũng cần nên có.

Trong phong thủy nhà ở thì không những chỉ có phong thủy phòng khách, phong thủy phòng ngủ,… mà còn cần đặc biệt chú trọng đến phong thủy nhà vệ sinh. Phong thủy cho khu vực này có vai trò quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp, tài tài, vật chất, vượng khí và tinh thần của các thành viên trong gia đình.

Không những chú trọng vào yếu tố phong thủy, một phòng vệ sinh được nhận xét là “trọn vẹn, hoàn hảo” khi được thiết kế hài hòa, cân xứng với những căn phòng còn lại trong căn nhà.

Phong thủy nhà vệ sinh có ý nghĩa gì đối với đời sống
Phong thủy nhà vệ sinh có ý nghĩa gì đối với đời sống

Vừa đảm bảo khoa học, phong thủy, thẩm mỹ, vậy nên thiết kế nhà vệ sinh như thế nào? Dưới đây, Kiến Trúc Nhà Phố sẽ đi vào từng quy tắc phong thủy nhà vệ sinh cụ thể để bạn đọc dễ hình dung và thực hiện, cùng khám phá nhé!

Những câu hỏi thường gặp khi bố trí nhà vệ sinh

Khi áp dụng quy tắc phong thủy nhà vệ sinh, nhận thấy nhiều người còn băn khoăn, thắc mắc mong nhận được câu trả lời, tư vấn cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên, số lượng thông tin tìm kiếm trên mạng lại không có nhiều, không tổng hợp hoặc không rõ nghĩa. Hiểu được điều đó, Kiến Trúc Nhà Phố giải đáp thắc mắc như sau:

Khi bố trí nhà vệ sinh có nên lắp đặt bên trên phòng khách?

Đây có lẽ là thắc mắc của không ít những gia chủ có nhà tầng lầu. Thiết kế kiểu nhà vệ sinh ở bên trên phòng khách vốn là điều dễ bắt gặp trong nhiều mẫu nhà. Tuy nhiên, theo phong thủy nhà vệ sinh, người ta nhận thấy đây chính là điều tối kỵ, không nên áp dụng. Do nhà vệ sinh là nơi ẩm thấp, có chứa nhiều uế khí, không tốt cho sức khỏe cũng như tinh thần của con người. Trong khi đó, phòng khách lại có vai trò quan trọng, nó được ví như “bộ mặt” của toàn bộ căn nhà, là nơi đón nhận vượng khí, vận may, tài lộc vào trong nhà.

Có nên lắp đặt nhà vệ sinh bên trên phòng khách?
Có nên lắp đặt nhà vệ sinh bên trên phòng khách?

Với lý do đó mà chọn đặt nhà vệ sinh trên phòng khách khiến cho mọi điều tốt đẹp đều bị tan biến, xua đuổi ra ngược khỏi nhà. Do đó, bạn có thể chọn đặt phòng vệ sinh lệch, hoặc so le so với phòng khách.

Hướng toilet phong thủy nhà vệ sinh theo tuổi xem như thế nào?

Khi bố trí nhà vệ sinh theo tuổi thì nên theo tuổi của người nào trong nhà? Nên xem tuổi của gia chủ, tức là chủ của căn nhà. Sau khi xem tuổi và có được thông tin chính xác, bạn xác định theo như sau:

  • Nam giới thuộc Đông tứ mệnh: Đặt toilet ở các hướng Đông nam, Đông, Bắc và Nam.
  • Nữ giới thuộc Tây tứ mệnh: Đặt toilet ở các hướng Tây, Tây bắc, Tây Nam và Đông bắc.

Có nên bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ?

Trong quy tắc bố trí nhà vệ sinh, đặt phòng vệ sinh cùng chung trong một không gian với phòng ngủ không hẳn là điều tối kỵ. Tuy nhiên, cần được tính toán cẩn trọng vì nếu không, bạn sẽ dễ dàng phạm phải đại kỵ trong phong thủy vì khiến hai không gian có yếu tố xung khắc với nhau.

Có phòng vệ sinh trong phòng ngủ sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc giải quyết, đáp ứng nhu cầu cá nhân. Nhất là với những gia đình có người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, xét về phong thủy nhà vệ sinh, đặt hai phòng có yếu tố xung khắc với nhau khiến cho gia đình bạn dễ xảy ra những tranh chấp, cãi vã.

Phong thủy nhà vệ sinh có nên xây trong phòng ngủ?
Bố trí nhà vệ sinh có nên xây trong phòng ngủ?

Để giải quyết vấn đề này, Kiến Trúc Nhà Phố đưa ra cho bạn một số lời khuyên như sau:

  • Không đặt nhà vệ sinh và phòng ngủ trực diện nhau. Vì điều này sẽ làm ảnh hưởng, hao tổn sức khỏe, tiền bạc và may mắn. Đồng thời tác động đến mối quan hệ tình cảm vợ chồng.
  • Không đặt giường ngủ nằm bên dưới hoặc đầu giường đặt tựa sát vào nhà vệ sinh. Điều này gây ô nhiễm cho không gian phòng ngủ, khiến người ở khó chịu, không thoải mái để nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Không đặt bồn cầu và nhà có hướng cùng với nhau. Bố trí nhà vệ sinh theo các chuyên gia phong thủy, nếu đặt cùng chung hướng nhà sẽ khiến người ở dễ sinh ra bệnh tật, ốm đau, thậm chí là tai ương.
  • Bố trí cửa sổ, ô thông gió cho nhà vệ sinh. Đảm bảo luôn có đầy đủ ánh sáng, thoáng khí và sạch sẽ, không bị ẩm thấp. Sau khi sử dụng nhà vệ sinh cần được đóng cửa để tránh ô nhiễm không gian phòng ngủ.
Bố trí cửa sổ, ô thông gió cho nhà vệ sinh

Trong phong thủy nhà vệ sinh, hướng bồn cầu ngược hướng nhà có được không?

Như đã nói, bồn cầu không được đặt cùng chung với hướng nhà. Và đồng thời ngược hướng cũng là điều không nên. Bố trí nhà vệ sinh theo các chuyên gia phong thủy thì đặt theo chiều cắt hướng nhà là hợp lý và an toàn nhất.

Chẳng hạn như nhà bạn ở hướng Tây – Đông thì nên bố trí nhà vệ sinh theo hướng Nam – Bắc.

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp phong thủy, hiện đại

Đối với những nhà có không gian, diện tích rộng lớn như biệt thự nhà vườn, nhà phố,… thì nhà ống khó có thể bố trí nhà vệ sinh đẹp, hợp phong thủy được. Bởi lẽ nhà ống có diện tích hạn chế, nên thi công và thiết kế, bố trí nhà vệ sinh cũng có phần khó khăn hơn.

Đối với nhà ống, bạn nên xây dựng nhà vệ sinh bằng cách tận dụng tối đa những khoảng trống, những không gian còn dư ra khi xây dựng để thiết kế nhà vệ sinh. Để bố trí nhà vệ sinh, diện tích hợp lý nhất là từ 3 đến 4m2. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến diện tích mặt sàn cũng như số lượng các thành viên có trong gia đình để từ đó quyết định, lựa chọn diện tích nhà vệ sinh cho nhà ống hợp lý.

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp phong thủy, hiện đại
Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp phong thủy, hiện đại

Đối với những nhà ống có từ 2 tầng trở lên, mỗi tầng đều có độ cao tầng ngang như nhau thì nên thiết kế nhà vệ sinh cùng chiều thẳng đứng. Mục đích là để lắp đặt hộp kỹ thuật và hệ thống cấp thoát nước được dễ dàng và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, việc lắp đặt này không nhất thiết công trình nhà ống nào cũng cần phải thực hiện theo. Vì bố trí nhà vệ sinh theo phong thủy, có thể lắp không đồng trục, theo các vị trí khác nhau đều được.

Bố trí nhà vệ sinh cho những căn nhà ống đó chính là lắp đặt nhà vệ sinh ở góc cuối cùng của nhà cần phải che khuất tầm nhìn. Hơn nữa không được đối diện với cửa ra vào phòng bếp, cửa chính hay phòng ngủ.

Lắp đặt nhà vệ sinh ở góc cuối cùng của nhà cần phải che khuất tầm nhìn

Bố trí nhà vệ sinh cần diện tích là bao nhiêu?

Để bố trí nhà vệ sinh, bạn cần chia không gian ra làm thành những khoảng diện tích cố định. Trong đó, nhà vệ sinh thường được chia ra làm thành 3 kích thước, gồm có nhỏ, bình thường và lớn.

Một là, diện tích nhỏ có khoảng rộng từ 1m đến 2m. Tuy nhiên, với diện tích này chỉ thích hợp để đặt lavabo và bồn cầu, thường chỉ thích hợp cho những quán cà phê hay hộ gia đình có quá ít diện tích. 

Hai là, diện tích bình thường có khoảng rộng từ 2 đến 4m. Với diện tích tiêu chuẩn này thường được các chuyên gia phong thủy ưu tiên, khuyến khích chọn lựa. Do không quá rộng gây lãng phí nhưng cũng có thể chứa đựng đầy đủ các vật dụng nhà tắm cần thiết. Từ đó đem đến cho gia chủ vận may về tài lộc, làm ăn phát đạt, nhất là về kinh doanh, buôn bán.

Diện tích nhà vệ sinh hợp phong thủy là bao nhiêu?
Diện tích nhà vệ sinh hợp phong thủy là bao nhiêu?

Ba là, diện tích lớn, rộng rãi trên 4m. Đây là diện tích thường thấy ở những ngôi nhà biệt thự, rộng lớn và còn dư nhiều khoảng trống diện tích.

Xem hướng bố trí nhà vệ sinh theo tuổi

Bố trí nhà vệ sinh theo phong thủy, nên chọn hướng như thế nào luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Theo đó, mỗi hướng đặt đều sẽ có những tuổi, mệnh hạp và không hạp. Do vậy, cần xác định được rõ ràng và cụ thể hướng của nhà vệ sinh để thu hút vận may, tài lộc cũng như vượng khí và tài vận cho các thành viên trong gia đình. 

  • Hướng Đông: các con giáp như giáp, mão, ất nên xây nhà vệ sinh theo hướng.
  • Hướng Đông Nam: Đây là hướng tốt. Bởi vì thuộc hành Mộc, do đó đối với người mệnh Thủy hay Hỏa đều có lợi. Tuy nhiên cần lưu ý tránh đặt bồn tắm theo hướng Đông Nam này.
  • Hướng Tây: Tương tự hướng Đông Nam, đây là hướng tốt, nên đặt nhà vệ sinh ở hướng này với bất kỳ tuổi nào.
  • Hướng Tây Bắc: Trong phong thủy nhà vệ sinh thì người thuộc mệnh Hỏa, mệnh Thủy không nên đặt nhà vệ sinh theo hướng này.
Cách xác định hướng nhà vệ sinh hợp phong thủy
Cách xác định hướng nhà vệ sinh hợp phong thủy
  • Hướng Nam: hướng Nam không phù hợp cho bất kỳ tuổi, mệnh nào. Vì nó dễ nguy hiểm cho sức khỏe của người ở.
  • Hướng Tây Nam: Đây là hướng thuộc hướng nội quỷ môn. Do đó không có con giáp hay bản mệnh nào phù hợp để  đặt nhà vệ sinh theo hướng này vì dễ gây tai nạn, hao tốn tiền bạc, của cải.
  • Hướng Bắc: Tuổi Tý, Quý, Nhâm thích hợp xây dựng nhà vệ sinh theo hướng này. 
  • Hướng Đông Bấc: không có con giáp hay tuổi nào được xây xây nhà vệ sinh theo hướng này vì nằm trong hướng quỷ môn.

Lưu ý một số điều đại kỵ trong bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Nếu không thể áp dụng những nguyên tắc đã kể trên để thu hút vượng khí, vận may và tài lộc. Bạn cũng có thể tránh những điều tối kỵ trong bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy sau đây để không rước họa vào người, cụ thể như sau:

  •  Không đặt nhà vệ sinh ở trung tâm của căn nhà. 
  • Không đặt nhà vệ sinh đối diện bếp nấu.
  • Không đặt nhà vệ sinh ở cuối hành lang.
  • Nên đặt nhà vệ sinh ở hướng Nam, hướng Bắc của căn nhà, không đặt ở hướng Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc.
  • Không bố trí cửa nhà vệ sinh nằm đối diện với cửa chính của căn nhà hay đối diện với cầu thang lên xuống.
  • Điện thờ trong bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy kỵ đặt ở phía bên ngoài nhà vệ sinh
  • Không chọn màu sắc quá bắt mắt như tím, cam, đen cho phòng vệ sinh.
Lưu ý một số điều đại kỵ trong phong thủy nhà vệ sinh
Lưu ý một số điều đại kỵ trong bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy

Với những chia sẻ trên đây, Kiến Trúc Nhà Phố hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về phong thủy nhà vệ sinh để từ đó có cách bố trí hợp lý. Đừng quên theo dõi thêm những bài viết khác của chúng tôi để có thêm thật nhiều những thông tin hữu ích khác về thiết kế, cải tạo nhà cửa bạn nhé!